Bông súng mùa nước nổi

Miền Tây những ngày này bước vào mùa nước nổi, đây là dịp người dân bản xứ khai thác hiệu quả sản vật để chế biến những món ăn ngon trong đó không thể không kể đến món bông súng. Bông súng là loài cây dại mọc nơi ao hồ hoặc ở những thửa ruộng thấp vào mùa nước nổi ở miền Tây. Loài cây này vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.



Thông thường bông súng chỉ lấy cọng làm món ăn. Hái bông súng là nhổ cọng hoa bó lại mang về. Cọng bông súng thường to, mọng nước có thể làm được nhiều món ăn mang đậm hương vị đồng quê.







Dân dã nhất là bông súng muối làm dưa dùng để kho với cá, thịt rất ngon. Khi ăn thực khác sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng cọng bông súng muối vừa dai vừa mặn mà.



Bên cạnh món bông súng múi thì món nộm bông súng cũng dễ làm nhưng lại là lạ thơm ngon. Để có món nộm trước tiên cọng bông súng tước vỏ, rửa sạch ngắt thành đoạn ngắn, vắt chanh vào trộn đều cho mềm rồi gắp ra đĩa. Dầu ăn phi hành chín thơm cho thêm ít da heo xắt lát nhỏ và tôm khô, thêm chút gia vị cho thật thấm rồi chan đều lên đĩa nộm. Chuẩn bị một chén nước mắm ớt tỏi tùy khẩu vị là đã có món nộm bông súng ngon tuyệt. Ăn món nộm bông súng, người ăn cảm nhận được vị ngọt của phù sa và mát lành của sông nước đồng quê trong từng cọng bông súng.



Dù không được xếp vào những món ăn quý tộc, nhưng bông súng luộc chấm mắm kho đã có mặt từ rất sớm trong bữa ăn của đại bộ phận dân nông thôn miệt vườn. Đây là món ăn dễ làm, không tốn kém nhiều lại mang đậm hương vị đồng quê từ các thứ dùng làm món nên để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức người dân quê, đặc biệt với những ai lần đầu thưởng thức.



Có thể nói vị ngọt mát lạnh, giòn tan đã tạo nên một cảm giác dung dị, thư thái cho những ai thưởng thức những món ăn được chế biến từ bông súng. Với mỗi người nơi thôn quê bông súng như là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ưu đãi cho con người sống nơi đồng nội, bởi nơi nào có nước là có bông súng.

Nguồn: Lao động

Read More...

Lẩu mắm – Bản giao hưởng ẩm thực miền Tây



Con cá lảm ra con mắm…

Khó ai biết được mắm có mặt ở đất phương Nam này tự bao giờ, nhưng hẳn là lâu lắm. Trong “Gia Định thành thông chí” biên soạn từ đầu thế kỷ 19, Trịnh Hoài Đức đã viết: “Đất Gia Định nhiều sông, kinh, cù lao, bãi cát, nên trong 10 người đã có 9 người giỏi việc chèo thuyền, bơi lội, ưa ăn mắm, có người một bữa ăn hết hai hũ mắm”. Miền Tây là đất “trên cơm, dưới cá”, ăn không hết thì làm mắm, thành ra hễ có cá là có mắm.

“Con cá làm ra con mắm,

Tình nghĩa vợ chồng thương lắm em ui! ”



Gian hàng mắm miền Tây

Nhiều thứ cá làm ra nhiều thứ mắm. Từ mắm cá linh sản vật mùa nước nổi, mắm cá sặc những ngày tát đìa đến mắm cá mồng gà miệt giáp biển, nước lợ Cà Mau; rồi mắm còng, mắm tôm chà xứ Gò Công, lại có mắm bò-hóc, bò ốp theo kiểu người Khmer. …….
Ăn mắm cũng đủ kiểu. Thật ra từ xưa, người ta ăn mắm khá đơn giản, thường thì ăn sống, hoặc kho hay chưng. Muốn trở bữa thì gia giảm các loại thịt cá khác để cho mắm đóng vai trò điều vị.



Và mắm kho những ngày mưa đã trở thành hương vị của ký ức nhà quê, mãnh liệt mà da diết trong lòng mỗi người con xa xứ.

Từ mắm kho…

Cũng khó ai biết mắm kho có tự bao giờ, nhưng mỗi người nhớ mắm kho một kiểu, và ai cũng giữ cho mình một chút hoài niệm riêng tư nào đó về món ăn này, để khi có dịp, lại bâng khuâng nhắc nhớ nhau. Có người thích thì cũng có người không thích mắm, và trên bàn ăn của người dân miền Tây không phải lúc nào cũng có mắm, nhưng nếu bạn hỏi về món ăn này thì ai cũng có nhiều chuyện để kể.


Ký ức về hương vị của nồi mắm mẹ kho thời thơ dại chính là cái duyên keo kết, cái tình đồng điệu giữa những người đang ngồi thả hồn về dĩ vãng xa xưa…
Đó là ký ức với những ngày mưa dầm rả rích, làm biếng đi chợ, nên mới giở hũ mắm, cất gọng vó ven sông hay đổ vài hom lọp, kiếm mớ cá tép hủng hỉnh đủ loại; sẵn lội một vòng quanh nhà hái mớ rau đồng mọc tự nhiên là coi như xong nồi mắm kho.

Bửa cơm có mắm kho thường được vét sạch nồi bởi khi bụng đói, khó thể cầm lòng được với làn khói thơm lừng, với vị rau đồng đăng đắng, chan chát, chua chua…..với ớt thật cay, lẫn với mùi mắm đậm đà tạo nên một hương vị khó quên, rồi khi đi xa lại nhớ.



…đến lẩu mắm

Thế rồi từ loại thực phẩm dự trữ dành cho những lúc giáp hạt, giao mùa, cái món nhà quê này đã trở thành đặc sản.
Ngẫm nghĩ mới thấy rằng: phải là người đầu bếp tài hoa lắm, mà cũng nặng tình nặng nghĩa với quê nhà lắm, mới đem được cái tinh túy của mắm kho vào món lẩu mắm. Lẩu mắm, giống như cô gái quê và người đầu bếp phù thủy đã vung chiếc đũa thần khiến cô lột xác, đổi đời.



Theo nhiều người sành ăn, lẩu mắm có mặt tại Cần Thơ khá sớm và được khen là ngon nhất nhì hiện nay. Tuy nhiên nguyên liệu chính là mắm sặc hay mắm cá linh muốn ngon phải xuất thân từ Châu Đốc, xứ sở của đủ lọai mắm đồng.
Mắm nấu với nước dừa hoặc nước hầm xương heo, sau khi lược bỏ xương cá, nêm nếm theo bí quyết riêng của thợ nấu là xong phần nước lẩu. Đây là công đọan đầu tiên, dễ làm, nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất quyết định cái ngon của món lẩu mắm. Độ đậm nhạt của nước lẩu được gia giảm sao cho phù hợp với khẩu vị của thực khách, loãng quá sẽ thiếu vị mắm, mà đặc quá đâm ra mặn, ăn cũng mất ngon. Trong nồi lẩu nhất thiết phải có mấy món bổi, thường là nấm rơm, cà tím, khổ qua để tăng vị ngon ngọt và sắc màu.



Yếu tố hấp dẫn nhất của lẩu mắm nằm ở những món ăn kèm, thông thường là thịt ba rọi, tép bạc, cá tra hoặc cá basa, cá kèo. Nếu thích có thể bỏ vào nồi mắm tôm sú, ốc bươu, thịt bò, lươn…v.v…Nói chung lẩu mắm dung nạp mọi thứ cá thịt tùy ý thích của người ăn một cách rất hào phóng, thế nên không quá lời khi gọi đó là bản giao hưởng của ẩm thực miền Tây.



Rau đồng mọc hoang dại làm cho món lẩu mắm thêm hương vị và sắc màu. Tại những quán lẩu mắm nổi tiếng ở miền Tây, bạn có thể đếm trên 30 loại rau và trong bản hòa sắc đó, có những loại rau nhiều người chưa nghe tên biết mặt bao giờ. Tuy ở miệt vườn nhưng rốt cuộc, trong rỗ rau phải mua thêm một vài thứ ở chợ, bởi hai lẽ, thứ nhất: thời buổi bây giờ, ở quê, chợ nhóm nhiều, dễ mua, nên người ta ít trồng; và thứ hai: muốn đủ các loại rau đồng ăn với mắm không phải nhà nào cũng có sẵn.



Rau ăn lẩu mắm không nên thiếu bông súng, cù nèo, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, hẹ và theo mùa, có thể bổ sung thêm bông điên điển, bông so đũa, bông lục bình…Các loại rau cùng các loại bông, nhúng vô mắm, để hơi tái, ăn dòn dòn, thấm đượm vị mắm mà không mất vị rau là cách ăn của dân sành điệu. Người xưa, khi khai phá đất Nam bộ, sống lẻ loi nơi sơn cùng thủy tận, đối diện với sơn lam chướng khí dễ sinh bệnh tật, cần thích ứng hoàn cảnh nên cái ăn cái uống phải làm sao vừa bổ dưỡng vừa “nên thuốc”, và các loại rau đồng quanh nhà là những vị thuốc kết hợp thần kỳ với các món ăn làm nên một khẩu vị đặc trưng trong kho tàng văn hóa ẩm thực Việt.



Nếu trải chiếu dưới bóng cây thích hợp với những buổi dã ngoại thì tại những quán xá, nhà hàng đặc sản Cần Thơ, bạn sẽ được phục vụ chu đáo, xứng tầm một bữa tiệc lẩu mắm – bản giao hưởng ẩm thực miền Tây.
Tại đây, lẩu mắm được bày biện đẹp mắt. Cái ngon mắt trước khi ngon miệng đã được chăm chút để không hổ danh là món ăn tiêu biểu của miền Tây Nam bộ. Các loại thịt cá được sắp ra dĩa, ăn tới đâu bỏ vô tới đó, hứa hẹn một bửa ăn kéo dài cùng những kỷ niệm xoay quanh món mắm, đúng với câu : “ăn mắm thấm về lâu”
Từ nồi mắm kho xưa đến cái lẩu mắm nay có một khoảng cách khá xa và đầy ý nghĩa. Theo nhà văn Sơn Nam, lẩu mắm chính là phong vị thời khẩn hoang lưu lại, được đời sau “nâng cấp” lên thành yến tiệc mà vẫn giữ cái hồn dung dị của tiền nhân. Lẩu mắm ngày nay, ăn thì ăn chung, nhưng tôn trọng sự chọn lựa, khóai khầu riêng tư, ai ăn nấy gắp. Bởi vậy nhiều người dễ dàng chọn món lẩu mắm cho những cuộc họp mặt đông vui.

Hương đồng gió nội

Có điều, từ nồi mắm kho đậm đà những chiều mưa rả rich đến món lẩu mắm cầu kỳ hấp dẫn ngày nay ví như cô thôn nữ xinh xắn ngày nào bổng trở thành hoa hậu.
Từ miệt vườn sông nước, cô bước ra phố thị, rực rỡ, kiêu kỳ.
Rồi năm tháng trôi qua, trách chi …“hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”.

Sưu tầm 

Read More...

Dân dã rau càng cua miền Tây Nam Bộ

Về chơi vùng sông nước Nam Bộ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hết đỗi bình dị, từ những loại rau cỏ không phải trồng mà mọc đầy vườn như rau đắng, rau má, đọt xoài non, sầu đâu, càng cua…

Rau càng cua mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu… đâu đâu có đất ẩm là càng cua mọc lên xanh um. Có khách xa tới nhà, chỉ cần cắp chiếc rổ con, quơ vài cái đã được lưng rổ, chao qua vài lần nước cho sạch, lộ ra những lá rau hình trái tim xanh non mơn mởn.

Thứ rau mọng nước này dùng để trộn gỏi, bóp dấm là đúng bài nhất. Nhà miệt vườn, có gì trộn nấy. Chuẩn bị cầu kỳ thì làm món rau càng cua trộn thịt bò dầu giấm. Thịt bò sau khi tẩm ướp gia vị thì đảo qua trên chảo nóng phi hành thơm, rồi phải để nguội mới trộn, nếu không muốn thứ rau mỏng manh bị thịt nóng làm tái, mất vị.

Đơn giản hơn thì chút tôm khô, da heo, hay nhúm tép đất… trong nhà có thứ gì thì mang ra trộn mời khách, người miền Tây hiền hậu là vậy. Thứ quan trọng của món này là phải pha được nước dầu giấm ngon, tạo được vị chua ngọt vừa miệng, giữ được hồn của món gỏi trộn. Dầu ăn phi tỏi cho thơm, bỏ xác tỏi, pha giấm hoặc nước cốt chanh, thêm chút đường, muối tiêu, ớt bằm nhuyễn nếu muốn ăn cay. Chỉ cần rắc thêm đậu phộng rang, trộn đều, vài lát cà chua xếp quanh đĩa, là có món gỏi rau càng cua ngon miệng và bắt mắt.

Gỏi rau càng cua dân dã đẹp mắt, ngon miệng.

Read More...

Về miền Tây câu cá

Trong các thú vui chơi giải trí, có lẽ câu cá là một trong những hoạt động có tác dụng thư giãn tốt nhất. Vì vậy nhiều hàng quán, khu du lịch đã khai thác tối đa các hồ câu và dịch vụ câu cá để phục vụ du khách và người yêu thích thiên nhiên. Rộn ràng nhất là các tỉnh miền Tây.

Câu cá trên lung bào - Ảnh:Hoài Vũ

Read More...

Đi “bụi” Tiền Giang

Dù đi công tác ở đồng bằng sông Cửu Long khá nhiều, nhưng du lịch bụi ở Tiền Giang thì hầu như đều là lần đầu tiên với những đứa đến từ miền Trung và miền Bắc như chúng tôi.

Đậm chất quê
Về đến xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang vào quãng 8 giờ tối. Hẻm vào nhà dì Sáu, một người quen cho chúng tôi nghỉ chân, hơi khó vì lối đi vào ngõ hẹp với một bên là kênh nước lắp xắp và một bên là hàng rào cây trồng. Tất nhiên là không có đèn đường. Thậm chí hệ thống điện dùng trong gia đình của bà con ở đây cũng rất yếu, nhiều người vẫn còn dùng máy nổ hoặc bình điện sạc.

Căng mắt nhìn đường nhờ đèn pha trên xe máy, chúng tôi cũng vượt qua được đoạn hẻm đầy thách thức mà không bị trượt ra khỏi con đường chỉ dành cho một người đi này. 

Ghe cháo lòng trên chợ nổi.

Căn nhà gạch chưa “vào áo” và những khung cửa sổ chưa có cánh cửa của nhà dì Sáu, nhìn bên ngoài trông giống nhà hoang hơn là nhà đang có người ở. Gian chính và gian phụ phía sau chỉ có một bóng đèn compact nhỏ treo ở một góc, không đủ sức chiếu đều ánh sáng đến mọi góc trong căn phòng.

Read More...

Miền Tây gánh hát di chuyển đường sông

Khi xưa ở đất Nam Kỳ vùng châu thổ sông Cửu Long với sông ngòi chằng chịt, nên mọi sự di chuyển chủ yếu là đường thủy, người ta dùng ghe thuyền làm phương tiện đi đó đi đây. Thời bấy giờ cũng có đường bộ, nhưng cứ vài cây số lại phải cách khoảng bởi chiếc cầu, mà phần lớn là cầu nhỏ hẹp, xe cộ không thể qua được, đôi khi chỉ vừa cho một người đi, thành thử ra thiên hạ dùng đường sông. Và dĩ nhiên các gánh hát cải lương thời đó cũng thế thôi, lưu diễn từ nơi này đến nơi nọ phải có ghe thuyền, tuy chậm chạp nhưng lại là phương tiện rẻ tiền.

Trong hình đôi nghệ sĩ Trọng Hữu-Lê Thủy và các nghệ sĩ di chuyển đường sông đi hát ở miền Tây. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

Read More...