Về miền Tây ăn bánh xèo, ba khía, cá lóc nướng trui
written by Lê Khoa
at Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Khám Phá Miền Tây - Nếu bạn du lịch về miền Tây thì hãy nhâm nhi ba khía, cá lóc nướng trui còn có ghẹ hấp bia với đầy ắp trái cây miệt vườn... chỉ cần nhìn thôi là bảo đảm bạn sẽ thấy 'chẹp chẹp, ực ực' liền nhé!
1. Cùng thưởng thức món bánh xèo Nam Bộ
Món bánh xèo Nam Bộ
2. Ba khía:
Món ăn lạ lắm đây: Ba khía!
Giờ mình cùng “nhâm nhi” món ăn lạ lắm đây: ba khía miền Tây! Thực ra ba khía thuộc họ cua đấy các bạn ạ, nhưng nó chủ yếu sống ở những vùng rừng ngập mặn của các tỉnh miền Tây thôi. Để có được món này thì không hề đơn giản chút nào đâu, người ta phải bắt nó về rồi ngâm chung với muối hột ngót một tuần đấy. Khi nào cần dùng thì làm hỗn hợp muối, đường, ớt, chanh sau đó cho ba khía vào, trộn đều. Nhớ là càng cay càng ngon nha, vừa ăn mà vừa lau mồ hôi… mỏi tay luôn mới thích hehe.
Con ba khía thuộc loài giáp xác, hình dáng và kích cỡ giống như con cua đồng, sống ở vùng nước mặn, ven sông rạch, nhất là dưới chân rừng ngập mặn Cà Mau, chúng đeo bám trên chang đước. Khoảng cuối tháng 5 âm lịch hàng năm, cư dân vùng rừng đước Năm Căn vào mùa khai thác ba khía và họ chỉ có cách bắt duy nhất là soi đèn, chụp ba khía bằng tay vào ban đêm.
Bắt được ba khía, cứ để nguyên trong giỏ, sau đó xóc rửa cho sạch bùn đất rồi đổ vào lu, khạp có nước muối khi chúng đang còn sống và đậy nắp kín lại. Từ khi muối cho đến lúc ăn được là năm ngày, đến ngày thứ mười là ngon nhất. Người sành ăn ba khía muối luôn chọn ba khía Rạch Gốc. Đây là món ăn mà hầu như không một người dân nào ở miền Tây Nam bộ không biết đến, đặc biệt còn là món khoái khẩu của nhiều người. Cách bắt và muối ba khía đơn sơ, không cầu kỳ, làm nên món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực thời khẩn hoang của cha ông xưa, khi họ đặt chân đến khai phá vùng đất phương Nam thì tạo hóa như có ý sắp bày.
3. Cá lóc nướng trui - đặc sản thứ thiệt miền tây
Con ba khía thuộc loài giáp xác, hình dáng và kích cỡ giống như con cua đồng, sống ở vùng nước mặn, ven sông rạch, nhất là dưới chân rừng ngập mặn Cà Mau, chúng đeo bám trên chang đước. Khoảng cuối tháng 5 âm lịch hàng năm, cư dân vùng rừng đước Năm Căn vào mùa khai thác ba khía và họ chỉ có cách bắt duy nhất là soi đèn, chụp ba khía bằng tay vào ban đêm.
Bắt được ba khía, cứ để nguyên trong giỏ, sau đó xóc rửa cho sạch bùn đất rồi đổ vào lu, khạp có nước muối khi chúng đang còn sống và đậy nắp kín lại. Từ khi muối cho đến lúc ăn được là năm ngày, đến ngày thứ mười là ngon nhất. Người sành ăn ba khía muối luôn chọn ba khía Rạch Gốc. Đây là món ăn mà hầu như không một người dân nào ở miền Tây Nam bộ không biết đến, đặc biệt còn là món khoái khẩu của nhiều người. Cách bắt và muối ba khía đơn sơ, không cầu kỳ, làm nên món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực thời khẩn hoang của cha ông xưa, khi họ đặt chân đến khai phá vùng đất phương Nam thì tạo hóa như có ý sắp bày.
3. Cá lóc nướng trui - đặc sản thứ thiệt miền tây
Cá lóc nướng trui, một đặc sản không thể không thử của miền Tây. Món này ăn dễ (hehe) mà làm cũng cực dễ ạ. Bắt cá lên rồi xuyên qua một que tre dài tự đầu đến đuôi cá, xong rồi cắm xuống đất và “nổi lửa lên”, chừng 10 phút là tụi mình đã có một con cá lóc nướng trui tuyệt vời. Ăn món này cũng cần lắm nghệ thuật đấy nha, đừng nóng vội mà gắp cá ngay, hãy thoả thích tận hưởng mùi cá chín thơm sực nức cái đã, sau đó cạo nhẹ lớp vảy cá rồi từ từ… từ từ, nhẹ nhàng đưa miếng cá vào miệng nào. Vị đăng đắng của lớp cá bị cháy + vị bùi bùi của thịt cá + nước chấm cay cay = tuyệt cú mèo! (Thèm quá!!!)
4. Ghẹ hấp bia - điểm nhấn của bữa tiệc miền Tây:
Món tiếp theo sẽ là điểm nhấn của bữa tiệc miền Tây thịnh soạn này: ghẹ hấp bia! Món này phổ biến ở các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau… Ghẹ đặc biệt ngon nhất ở khu vực thị xã Hà Tiên nha các ấy. Thịt ghẹ ở đây chắc lại được hấp cùng với bia tạo nên vị nồng nhưng rất ngọn; nước chấm thường là muối tiêu chanh kèm tí ớt. Teen hãy cứ thử nhìn một con ghẹ được hấp chín lên đĩa, đố bạn nào cưỡng được mà không lấy ngay một cái càng và… chấm liền tay!
5. Bánh pía Sóc Trăng (hay còn gọi là bánh lột da).
Có teen nào no căng bụng chưa ta? Nếu rồi thì “bồi bàn” sẽ dọn món tráng miệng lên ngay đây: bánh pía Sóc Trăng (hay còn gọi là bánh lột da nhé). Tuy là món tráng miệng nhưng được làm công phu với lòng đỏ trứng muối, khoai môn, sầu riêng, đậu xanh, mỡ heo… Bánh pía thường để cúng trong Tết Trung thu nhưng cũng là món ăn vặt rất được ưa chuộng ở đây.
Tặng mọi người một trái dừa để cùng uống giải khát nào. Dừa được trồng khắp miền Tây với đủ loại dừa luôn: dừa xiêm, dừa lửa, dừa bị… Mà nước ngọt nhất, cơm dừa ngon nhất thì phải kể tới dừa Bến Tre thôi, đây là xứ dừa mà!
Khép lại thực đơn này, mời các bạn nhâm nhi trái cây miệt vườn. Teen miền Tây chúng tớ tự hào vô cùng khi nơi đây là một trong những vựa trái cây lớn nhất cả nước. Bạn có thể tìm thấy hầu hết những loại quả ngon như chôm chôm, bưởi, mận, vú sữa, sầu riêng,… Mỗi loại mang một vị đặc trưng nên bảo đảm teen nào ăn vào là không thể quên được luôn đấy. Cứ thử “phượt” về miền Tây sông nước, chắc chắn bạn sẽ thưởng thức hết những món ngon trong list này với giá cực mềm luôn.
Ghẹ hấp bia
5. Bánh pía Sóc Trăng (hay còn gọi là bánh lột da).
Có teen nào no căng bụng chưa ta? Nếu rồi thì “bồi bàn” sẽ dọn món tráng miệng lên ngay đây: bánh pía Sóc Trăng (hay còn gọi là bánh lột da nhé). Tuy là món tráng miệng nhưng được làm công phu với lòng đỏ trứng muối, khoai môn, sầu riêng, đậu xanh, mỡ heo… Bánh pía thường để cúng trong Tết Trung thu nhưng cũng là món ăn vặt rất được ưa chuộng ở đây.
Tặng mọi người một trái dừa để cùng uống giải khát nào. Dừa được trồng khắp miền Tây với đủ loại dừa luôn: dừa xiêm, dừa lửa, dừa bị… Mà nước ngọt nhất, cơm dừa ngon nhất thì phải kể tới dừa Bến Tre thôi, đây là xứ dừa mà!
Đồng Diệp Huyền
Ảnh: Internet